Pháp Luật trong cách mạng công nghiệp 4.0 phải lấy lợi ích công dân làm trọng tâm – #HLUNews

Pháp Luật trong cách mạng công nghiệp 4.0 phải lấy lợi ích công dân làm trọng tâm – #HLUNews



Law on the 4th Industrial Revolution
Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” – Bộ Tư pháp

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến cấu trúc các mối quan hệ trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Đó là thay lao động bằng tự động hóa, thay vốn bằng trí thức, dữ liệu, thay đổi toàn bộ mối quan hệ giữa chính quyền với người dân, chủ thể trong nền kinh tế thông qua việc xóa bỏ cơ chế trung gian, kết nối trực tiếp…, đặc biệt là thay đổi thói quen tiêu dùng, hành vi ứng xử của toàn xã hội.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để thực hiện khát vọng xây dựng quốc gia thịnh vượng, hùng cường, có thể ứng dụng công nghệ lõi, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối, điện toán đám mây,những công nghệ phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội. Những công nghệ tiên tiến cùng với chất lượng nguồn nhân lực, năng lực thể chế quyết định tăng trưởng trong dài hạn, là chìa khóa đột phá nguồn tài nguyên công nghệ. Như vậy, có thể nói công nghệ – nguồn nhân lực – thể chế là chìa khóa phát triển cho Việt Nam.
Đứng trước cơ hội này, thời gian qua, Thủ tướng cho hay, Việt Nam đã có một số thành công đáng khích lệ. Theo đó, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam liên tục tăng, dẫn đầu nhóm quốc gia tăng trưởng trung bình. Cụ thể, năm 2017 tăng 12 bậc, năm 2018 tăng tiếp 2 bậc, xếp thứ 45/100 quốc gia.Ngoài ra, Việt Nam đứng thứ 4 ASEAN về tốc độ internet, đứng thứ 3 ASEAN về tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh, đứng thứ 2 ASEAN về tốc độ tăng trưởng về thanh toán qua điện thoại di động.
Bên cạnh kỳ vọng thành công, theo Thủ tướng, chúng ta cũng cùng nhau nhận thức đâu là thách thức với Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0 để có giải pháp khắc phục. Đó là trình độ khoa học – công nghệ có khoảng cách khá xa so với các quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, nhất là khoảng cách giữa nghiên cứu khoa học – công nghệ với phát triển ứng dụng vào đời sống xã hội, sản xuất; hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia còn non trẻ, manh mún; nghiên cứu phát triển trong khu vực doanh nghiệp còn ít, thiếu kết nối hiệu quả với các trường đại học, viện nghiên cứu; chưa xây dựng môi trường chính sách, pháp luật phù hợp để huy động nguồn lực, tận dụng thế mạnh công nghệ 4.0.
Điển hình được Thủ tướng nêu là trong lúc chúng ta đang nghiên cứu giải pháp điều chỉnh mô hình kinh tế chia sẻ, tài sản mã hóa, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo thì mới đây Facebook đã công bố chuẩn bị phát hành tiền điện tử, được nhiều công ty công nghệ lớn hỗ trợ. Những vấn đề này tác động trực tiếp tới chúng ta, đòi hỏi phải có phản ứng chính sách kịp thời và giải pháp pháp lý phù hợp. Vì vậy, Thủ tướng rất trân trọng các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu tại Hội thảo.

Đối với từng bộ, ngành cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp tập trung nghiên cứu, đề xuất những vấn đề đặt ra, tham mưu các giải pháp đẩy mạnh quá trình xây dựng, ban hành, tổ chức thực thi hiệu quả pháp luật trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đảm bảo xây dựng, thực thi pháp luật luôn bắt kịp và đồng điệu với nhịp đập ngày càng nhanh của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của người dân, doanh nghiệp. Bộ Tư pháp cần sớm hình thành ý tưởng chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Đặc biệt, Bộ Tư pháp đang được giao xây dựng sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì cần nghiên cứu các vấn đề đặt ra đối với quy trình soạn thảo, ban hành, giám sát thực thi pháp luật, bảo đảm yêu cầu ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, tận dụng thời cơ 4.0, xây dựng Chính phủ điện tử, công tác dự báo, phân tích phản ứng chính sách một cách kịp thời, chính xác, theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội, tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, xây dựng cơ chế phản hồi thông tin chính xác, nhanh chóng trong thi hành chính sách, pháp luật.
Với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần sớm hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về tận dụng cách mạng 4.0; Bộ Công an khẩn trương hoàn thiện, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu định danh quốc gia, hoàn thiện hướng dẫn thực thi Luật An ninh mạng; Ngân hàng Nhà nước cần khẩn trương đánh giá tác động của việc xuất hiện mô hình một số đồng tiền kỹ thuật số, sớm hoàn thiện ban hành các quy định về các hình thức huy động vốn cộng đồng mới.
Bộ Thông tin và Truyền thông thì tập trung thể chế, nguồn lực thúc đẩy hạ tầng công nghệ thông tin, sớm triển khai mạng 5G, phối hợp xây dựng hệ thống thanh toán điện tử; Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất sử dụng linh hoạt công cụ tài chính để làm đòn bẩy ứng dụng công nghệ, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về thuế nhằm khuyến khích nhân tài công nghệ thông tin nhưng đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế thu nhập của doanh nghiệp, cá nhân
Cre: #VTC1, Báo #PLVN

source: https://kythuatmarketingonline.com

Xem thêm các bài viết về Kinh Doanh: https://kythuatmarketingonline.com/category/kinh-doanh/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *